Phong cách thiết kế Hiện đại- Vietkit Home

Top 20 Phong cách thiết kế Nội Thất được yêu thích nhất 2021

TOP 20 PHONG CÁCH THIẾT KẾ ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT

Phong cách thiết kế là một trong những điều đầu tiên bạn cần xác định cho ngôi nhà của mình trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Hiện nay, cùng với nhu cầu sinh sống đa dạng hơn, các phong cách thiết kế nội thất mới và lạ cũng được nhiều gia đình quan tâm. Hãy cùng VIETKIT HOME khám phá 20 phong cách thiết kế được yêu thích nhất nhé.

Phong cách thiết kế truyền thống

Phong cách này vẫn được yêu thích bởi nó mang nét truyền thống văn hóa của dân tộc, phù hợp với những người thích sự cổ kính, yên bình.

Nếu lựa chọn phong cách thiết kế nội thất truyền thống gia chủ phải xác định mình có đủ điều kiện không gian thoáng rộng. Bởi đồ nội thất chủ yếu là tông màu trầm tối, kiểu dáng khá “đồ sộ” nên muốn tạo không gian sinh hoạt thuận tiện, thoải mái và sang trọng yêu cầu không gian phải rộng rãi, thông thoáng.

Không gian ngôi nhà Việt đề cao yếu tố tự nhiên. Các ô của kính lớn giúp các không gian trong nhà có cảm giác hòa nhập với thiên nhiên nhưng hoàn toàn tách biệt bởi sắc thái đối lập. Bên ngoài sôi động, tràn đầy năng lượng, bên trong yên bình, tĩnh tãi đem đến những giây phút tận hưởng tuyệt vời, đầy thư thái.

Phong cách thiết kế truyền thống- Vietkit Home
Phong cách thiết kế truyền thống- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Indochine

Phong cách Indochine là sự kết hợp vừa tinh tế vừa nổi bật giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp.

Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Ngoài ra, không gian nội thất Đông Dương còn trang bị các vật dụng bằng gỗ, tre, mây,…đậm chất Á Đông và mang đến sự gần gũi, thân thiết cho tất cả mọi người.

Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông, gạch nung thường được sử dụng để lát sàn đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế cho không gian.

Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.

Phong cách thiết kế đông dương- Vietkit Home
Phong cách thiết kế đông dương- Vietkit Home

Phong cách thiết kế chiết trung hay Eclectic

Phong cách chiết trung hay Eclectic là phong cách kết hợp, là sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa phong cách phương Đông với phương Tây, giữa sự đơn giản và sang trọng và giữa sự khoa trương với khiêm tốn,… Phong cách này khuyến khích mọi người sử dụng những yếu tố mà họ thích, đề cao thẩm mỹ cá nhân nhưng không quá phóng khoáng, tự do trong mọi vật liệu, hình dáng, kết hợp nhưng không phải là “tạo ra một mớ hỗn độn”.

Đối lập nhưng phải khoa học và nguyên tắc, kết hợp khéo léo giữa các phong cách để tạo sự hòa hợp tuyệt đối. Mỗi chi tiết trong tổng thể đều mang sự khác biệt riêng nhưng chúng không bị quá mờ nhạt hay quá nổi trội, bởi tính cân bằng, chúng trở nên hòa hợp, mới lạ và vô cùng đặc biệt.

Màu sắc trong phong cách chiết trung rất thoải mái, bạn không hề bị bó buộc trong vấn đề lựa chọn, bởi hầu như không có một nguyên tắc nào quy định trong vấn đề này.

Do vậy, việc sử dụng màu sắc sẽ phụ thuộc hoàn toàn bởi sở thích cá nhân, bạn có thể pha trộn các tông màu theo công thức của riêng mình, hay kết hợp các tone màu trong cùng một phối cảnh, miễn sao bạn thấy hài lòng và chỉ cần tránh mất gây thiện cảm.

Phong cách nội thất chiết trung thể hiện điểm nhấn của mình bởi sự “khác biệt” độc đáo. Nét quyến rũ của phong cách này chính là đến từ những yếu tố bất ngờ, đây là không gian rất tốt giúp bạn thoải mái thể hiện phong cách cá nhân của mình.

Phong cách thiết kế Chiết trung- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Chiết trung- Vietkit Home

Phong cách thiết kế trang trại

Nhắc đến phong cách nhà ở trang trại chính là nói đến sự mộc mạc, tự nhiên và khá truyền thống. Phong cách farmhouse là một phong cách đặc biệt khi thể hiện tình yêu với đất, hoa màu và không gian đồng quê yên vắng.

Gỗ tối màu và tông màu tường sáng là phong cách rất dễ nhận diện của farmhouse. Những món đồ nội thất gỗ sẽ mang lại sự phong phú và gần gũi cho không gian sống. Đôi khi những vết xước trong quá trình sử dụng phần nào truyền tải một phần lịch sử của ngôi nhà. Đừng e ngại khi đưa gỗ vào không gian sống của bạn. Sự mộc mạc và giản dị của nó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trong một không gian hoài cổ.

Phong cách farmhouse không cầu kỳ và kén chọn. Bên cạnh nội thất gỗ, một loại vật liệu khác cũng được ưu ái là chất liệu vải bọc đệm, rèm cửa, thảm trong nhà được may tay hoặc truyền lại từ đời ông bà.

Đặc biệt với phong cách farmhouse, gian bếp là trái tim của một ngôi nhà theo phong cách này. Điểm nhấn cho nó là bồn rửa, vòi nước và tủ bếp. Bồn rửa theo phong cách farmhouse thường được làm bằng sứ, kim loại hoặc bọc gỗ trạm trổ hoa văn cổ. Những bồn rửa kiểu này có dáng vuông cạnh, được đặt trên bàn bếp thành một khối. Bên dưới là tủ lưu trữ đồ dùng. Vòi nước kiểu cổ là một điểm nhận diện dễ dàng nhất cho không gian bếp theo phong cách nông trại. Toàn bộ vật liệu sử dụng chủ yếu là gỗ và đá thô mộc tạo cảm giác gần gũi. Đồng thời căn bếp còn được bài trí hòa quyện với thiên nhiên cây cỏ qua những chậu cây xinh xắn nơi góc bếp tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

Với các căn nhà biệt thự, lô đất rộng, bạn hoàn toàn có thể xây dựng theo phong cách chuẩn với đầy đủ mái hiên, hành lang rộng, sân vườn… Nhưng nếu bạn muốn đưa farmhouse vào căn hộ chung cư vậy thì hãy chọn lọc chi tiết.

Phong cách thiết kế đồng quê- Vietkit Home
Phong cách thiết kế đồng quê- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Contemporary

Phong cách thiết kế Contemporary hay còn gọi là phong cách thiết kế nội thất đương đại

Contemporary hay còn gọi là phong cách thiết kế nội thất đương đại, là phong cách xuất phát từ quan niệm về cuộc sống hiện tại mà không suy tư tới quá khứ và tương lai. Với thiết kế mạnh mẽ, những bề mặt phẳng tự nhiên, tối thiểu phụ kiện, phá vỡ các nguyên tắc thiết kế xưa cũ…

– Đặc điểm đầu tiên và là cơ bản nhất để nhận dạng nội thất Contemporary là các đường nét đơn giản và bề mặt trơn. Các đường nét được thiết kế thẳng, hoặc cong nhẹ với bảng màu phong phú từ tone sáng đến tối. Bên cạnh đó, nhờ vào sự đơn giản của các đường nét nên việc sử dụng các vật liệu cũng trở nên đa dạng hơn, tạo được sự độc đáo, sáng tạo trong không gian nội thất.

– Sử dụng trần cao, cửa sổ lớn đụng trần và không gian mở trong kiến trúc để tạo thành các khối hình học trong trang trí. Không gian cho các đồ vật trở nên quan trọng, vì ít tức là nhiều. Mỗi vật thể đứng riêng như những cá thể riêng biệt và độc lập.

– Vật liệu sử dụng trong phong cách Contemporary này phải thực sự nổi bật và độc đáo. Kim loại sáng màu như chrome, nickel và inox rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong trường phái này.

– Vật dụng nội thất khi sử dụng trong phong cách này nên đơn giản và không rườm rà, không có đường cong hay trang trí cầu kì. Các vật dụng nội thất nên nhẵn mịn, cắt sắc góc, và hướng về các khối hình học để tạo sự ấn tượng trong thiết kế.

– Các màu trung tính, đen và trắng là những màu chủ đạo trong thiết kế nội thất trường phái Contemporary này. Bảng màu thường được làm nổi bật và nhấn mạnh với màu sáng và táo bạo. Màu đen thường được dùng làm nền và để xác định một căn phòng theo phong cách này.

– Nội thất tối giản sát đất, không khoa trương, diêm dúa đi kèm chức năng ẩn, hướng tới sự thoải mái khi sử dụng. Đồ nội thất đơn giản và không rườm rà, đường cong hay trang trí cầu kỳ. Nhẵn mịn, cắt sắc góc, sử dụng các hình khối hình học là những đặc điểm cơ bản của đồ nội thất. Sofa màu đen, trắng hay màu trung tính cùng với chất liệu tự nhiên và bắt mắt như len, cotton, linen, lụa hoặc đay.

Phong cách thiết kế đương đại- Vietkit Home
Phong cách thiết kế đương đại- Vietkit Home

Phong cách thiết kế công nghiệp

Nói về phong cách nội thất công nghiệp chính là nói về sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial khuyến khích điều đó, nó gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.

Đặc điểm chính để nhận diện phong cách Industrial chính là những bức tường thô, những bức tường ốp gỗ tự nhiên, hay những bức tường bê tông mài,…tất cả đã tạo nên một không gian công xưởng giả lập bằng sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, thu hút.

Đồ nội thất thường được sử dụng những tông màu tối, sẫm. Các vật liệu bằng kim loại cũng được tô đen để tạo nên sự khỏe khoắn. Ngoài ra, trong thiết kế phong cách Industrial cũng hay sử dụng đồ bọc da như ghế đôn, hay ghế sofa,…

Chiếc cầu thang có lẽ và vật mọi người thường thấy nhất ở phong cách Industrial, nó được sử dụng để kết nối gác xép và tầng dưới. Thông thường cầu thang được làm từ chất liệu gỗ hoặc được làm từ kim loại, sau đó phủ sơn đen và các bậc thang thường được làm nhám để tránh trơn, trượt khi di chuyển.

Phong cách thiết kế Công nghiệp- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Công nghiệp- Vietkit Home

Phong cách thiết kế nội thất Classic

Phong cách nội thất Classic (Classic Reinterpreted Style) là phong cách tạo sự đột phá trong các thiết kế cổ kính truyền thống từ thời xưa, khác với phong cách cổ điển theo các thiết kế hoa văn cầu kỳ của châu Âu mà từ trước đến nay mọi người vẫn đang hiểu nhầm.

Phong cách chỉ mang hơi hướng và tổng hợp những nét đẹp từ các thiết kế cổ kính xa xưa, kết hợp thêm những chi tiết hiện đại để tạo nên sự nhẹ nhàng, thanh lịch cho không gian thiết kế.

Trong phong cách thiết kế nội thất classic, yếu tố được chú trọng nhất chính là tính đối xứng. Nếu bước vào một không gian được thiết kế theo phong cách nội thất classic, bạn sẽ nhìn thấy được sự sắp xếp cân đối và đẹp đến hoàn hảo.

Các phong cách theo xu hướng cổ điển không thể thiếu đi những đường nét uốn lượn, phào chỉ, hoa văn cầu kì chi tiết và hầu như không có sự xuất hiện của các chi tiết góc cạnh quá vuông vức.

Đồ nội thất và vật liệu trong phong cách này, mang dáng dấp, phản phất hình ảnh của những thập kỉ, thế kỉ trước. Chúng thường được làm từ chất liệu cao cấp như gỗ, đá hoa cương, da, nỉ… Sofa, bàn ghế thường có kích thước lớn với da bóng và tay vòm uốn lượn, chạm trổ cầu kì, hầu như không hề xuẩt hiện bất cứ một góc nhọn nào trên khắp bộ sofa và bàn. Các chi tiết trang trí này phần lớn được làm thủ công một cách rất tinh xảo và thường được lấy cảm hứng từ hình kỷ hà, hoa cỏ trong tự nhiên mang tính nghệ thuật cao, có sự đồng bộ về phong cách.

Thông thường phong cách này đem đến cảm giác sang trọng, tinh tế, quý tộc. Tuy nhiên, hiện nay phong cách này được biến tấu đơn giản hơn để phù hợp với nhiều không gian thiết kế nội thất hơn.

Phong cách thiết kế Classic- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Classic- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Tân Cổ Điển

Trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, phong cách nội thất tân cổ điển (Neo-Classical Interior) đã phát triển và thống trị toàn bộ kiến trúc ở Châu Âu. Tân cổ điển chú trọng nhiều đến sự đơn giản, cân đối trong các đường nét thiết kế. Tuy nhiên, chúng vẫn mang lại cho căn hộ một vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng, đầy quý phái từ năm này sang năm khác.

Phong cách tân cổ điển theo nghĩa dễ hiểu là quá trình lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, khá rườm rà của thiết kế nội thất cổ điển và có sự giản đơn trong việc hình thành các hoa văn, họa tiết.

Đồ nội thất của phong cách tân cổ điển không quá nặng nề như bạn nghĩ. Chúng có thể phù hợp với cả những căn hộ có diện tích khiêm tốn mà vẫn giữ được nét sang trọng, lộng lẫy.

Phong cách thiết kế Tân cổ điển- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Tân cổ điển- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Japandi

Phong cách Japandi là sự kết tinh giữa những nét đặc sắc nhất của hai phong cách: Nhật Bản trang nhã, tinh tế và Scandinavian lịch lãm, hiện đại. Sự kết hợp độc đáo này tạo thành phong cách Japandi ấm áp, và thoải mái so với phong cách tối giản trước đây.

Scandinavian mang trong mình hơi hướng nhẹ nhàng, sang trọng nhưng hết sức đơn giản. Còn phong cách Nhật Bản thì luôn gắn liền với chủ nghĩa đơn giản và khổ hạnh (asceticism). Vì thế cả hai đều hướng tới sự đơn giản, công năng của nội thất hơn là trang trí.

Phong cách Japandi vô cùng hoàn hảo khi được sở hữu điểm tương đồng của 2 phong cách: đơn giản, không sử dụng nhiều đồ nội thất nhưng mỗi loại đều có công năng cao và nhiều điểm nhấn ấn tượng.

Các chất liệu như vải gỗ hay đất sét sẽ không được xử lý quá nhiều, để giữ nguyên nét đẹp thuần, dung dị, tự nhiên. Đặc biệt trong nhà sẽ không chứa quá nhiều nội thất nhằm đảm bảo sự thông thoáng.

Ngoài ra, vẻ đẹp của bảng màu gần gũi thiên nhiên sẽ tạo ra sự dễ chịu, mang lại cảm giác thanh thản, bình yên cho gia chủ.

Điều làm nên sự khác biệt của phong cách Japandi với phong cách Scandinavian chính là sự mạnh mẽ đến từ những mảng màu đen kết hợp với ánh sáng tự nhiên. Các đồ nội thất màu sáng sẽ được mix match với các món đồ nội thất màu đen theo tỷ lệ 70-30, vừa tạo ra vẻ ngoài yên bình mà cũng thật bí ẩn.

Phong cách Japandi sẽ không thường sử dụng những mảng màu pastel ngọt ngào, thay vào đó nó xây dựng cảm giác bình lặng, trưởng thành hơn bên những bảng màu tông gỗ và tông đất. Bạn nên tránh những màu mang sắc thái đáng yêu như hồng hay cam, vì nó có thể phá vỡ khí chất thanh lịch và điềm đạm mà Japandi xây dựng.

Cây xanh cũng là một điểm nhấn chủ đạo không thể bỏ qua của phong cách Japandi, bạn không cần phải sử dụng quá nhiều cây xanh mà chỉ nên chọn những loại cây có tán thưa, lá thanh mảnh để nhấn mạnh khí chất dịu dàng nhã nhặn của phong cách Nhật Bản.

Phong cách thiết kế Japandi- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Japandi- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Rustic

Ra đời và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX, phong cách Rustic là một trong các phong cách thiết kế mang đậm nét giản dị, mộc mạc với toàn bộ nội thất bên trong được trang bị rất hiện đại. Rustic giúp bạn có được sự ấm áp, cảm giác thoải mái, thanh lịch và tao nhã cho không gian sống của bạn.

Một bức tường đá cũ, một chiếc lò sưởi đá hay một chiếc xà rầm bằng gỗ kết hợp cùng một chút nội thất châu Âu cho không gian và bạn sẽ không khỏi thích thú khi ngắm nhìn chúng. Phong cách Rustic mang hơi thở nhẹ nhàng, trầm lặng nhưng không kém phần hiện đại.

Màu sắc được chọn cho phong cách Rustic thường có xu hướng dịu nhẹ, ít được mài giũa nhiều. Phong cách này hướng đến tự nhiên nên màu sắc thường có phần đơn giản. Nó thường sử dụng màu ghi, xanh của đá; màu nâu trần, vàng nhạt từ gỗ.

Lò sưởi là vật dụng không thể thiếu cho phong cách kiến trúc Rustic. Bởi lò sưởi mang đến sự yêu thương, ấm áp, giúp bạn có những giây phút thư giãn nhất. Nếu chọn lò sưởi để đặt ở nhà thì bạn nên chọn chiếc lò sưởi được sử dụng bằng củi đốt, như thế sẽ phù hợp với phong cách Rustic hơn.

Phong cách thiết kế Rustic- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Rustic- Vietkit Home

Phong cách  thiết kế Scandinavian

Phong cách Scandinavian (còn có tên gọi khác là Bắc Âu) là phong cách có sự kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp – tối giản – chức năng tiện dụng. Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng bởi sự giản dị, ấm áp, thông thoáng tạo cho không gian sống đầy sự thoải mái.

Gỗ là vật liệu luôn luôn xuất hiện trong phong cách nội thất Bắc Âu. Loại gỗ được sử dụng phổ biến nhiều nhất là gỗ tếch.

Màu sắc là điểm sáng trong Scandinavian design với tông màu trắng làm chủ đạo. Gam màu trắng hiện lên như màu của tuyết, cho người ta cảm giác về sự cơi nới chiều cao. Từ đó, nó có khả năng tương phản ánh sáng, rất thích hợp cho mùa đông bởi mùa này thường sẽ bị thiếu sáng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp màu trắng với các hệ màu khác: màu kem, đen, xám nhẹ, xanh ngọc,… để giúp phần đơn điệu của không gian được giảm bớt và tăng thêm phần trẻ trung. Nhẹ nhàng và trung hòa thị giác là tiêu chí khi có mong muốn thiết kế không gian theo phong cách Bắc Âu đẹp.

Phong cách thiết kế Bắc âu- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Bắc âu- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Hiện Đại

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, phong cách Hiện Đại luôn là lựa chọn hàng đầu của các gia chủ. Không chỉ thể hiện chất “hiện đại”, cá tính của nhà, mà còn góp phần lớn giúp cải thiện không gian, xóa bỏ điểm hạn chế trong thiết kế thô, nhấn mạnh vẻ đẹp thẩm mỹ và tính công năng của ngôi nhà.

Modern Style ưa chuộng các gam màu trung tính như trắng, đen, xám, màu be..làm tôn lên vẻ sang trọng, phóng khoáng đậm chất thành thị.

Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Hiện đại là:

  • Thiết kế đơn giản, bố trí gọn gàng
  • Chú trọng đến công năng hơn tính thẩm mỹ
  • Tránh việc trang trí quá nhiều họa tiết rườm rà
  • Sử dụng tối thiểu các đồ vật trang trí , màu sắc thường là trung tính
  • Sự cân bằng không đối xứng trong nội thất và trang trí.
Phong cách thiết kế Hiện đại- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Hiện đại- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Mid-century modern

Mid-century modern, tên của phong cách này chắc chắn khá xa lạ đối với đa số các bạn. Trong thực tế, bạn vẫn thường hay nói về phong cách này mà bạn không nhận biết. Mid-century modern ra đời tại Mỹ vào những năm 1930 – 1960, giai đoạn giữa của thế kỷ 20.

Những điểm nhấn nổi bật của Mid-century modern:

  • Đề cao đường nét thẳng, gọn gàng trong thiết kế
  • Mang một chút màu sắc cổ điển nhưng không cầu kỳ hay phô trương
  • Yếu tố trang trí được sử dụng ở mức tối thiểu
  • Kết hợp đa dạng các vật liệu khác nhau, đôi khi tương phản
  • Đặc biệt, phong cách còn tập trung vào việc tạo ra sự chuyển đổi liền mạch nhất giữa không gian bên ngoài và bên trong ngôi nhà. Do đó, cửa sổ bằng kính lớn, nối liền trực tiếp từ trần với sàn nhà hay được nhìn thấy trong phong cách này.

Một điểm khác biệt của phong cách Mid-century modern ngày nay so với trước đây đó là người ta không bắt buộc các thiết kế phải tuân theo quy chuẩn đường thẳng. Các đường nét cong tự nhiên cũng được ứng dụng

Các màu sắc thường được sử dụng trong phong cách là trắng, kem, nâu sẫm, màu be, vàng mù tạt, cam bí ngô, quả bơ xanh, xám, xanh lam, đỏ thẫm, tím đậm.

Thiết kế đồ nội thất của Mid-century modern thường có chân thẳng, cao và thon. Kết cấu của sản phẩm gọn gàng đơn giản, phần chân cao và phân tách hẳn với mặt sàn.

Phong cách Mid-century modern sử dụng nhiều hoạ tiết trong trang trí. Các hoạ tiết hình học ấn tượng như hình tròn, vuông, tam giác, hoặc các hoạ tiết trừu tượng, hoạ tiết whimsical

Phong cách thiết kế Cận đại- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Cận đại- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Art Deco

Phong cách Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang đậm tính chiết trung, được hình thành tại Paris vào những năm 1920 và bắt đầu lan rộng ra thế giới vào những năm 1930. Phong cách này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong thiết kế bao gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, thời trang,.. và các môn nghệ thuật thị giác như hội họa hay điện ảnh.

Những đặc trưng của phong cách nội thất Art Deco

  • Cành hoa lá kết hợp với da thú
  • Hình tứ giác góc cạnh
  • Hình ảnh mô hình động vật cách điệu
  • Góc nhọn trong hình học, hay hình ảnh của những tòa cao ốc cách điệu
  • Họa tiết quân đội và họa tiết zigzac

Màu sắc của phong cách Art Deco thường là những màu đậm và có tính tương phản cao như màu vàng (vàng sáng hay retro), màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, hồng pha bạc, đen và các màu ánh kim khác.

Nếu bạn yêu thích phong cách nhẹ nhàng và mềm mại hơn thì màu kem hay màu be là sự lựa chọn tốt nhất cho căn hộ 2 phòng ngủ của bạn. Ngoài ra, các màu sắc tương phản với độ bóng của gỗ và nội thất sơn mài cũng thường được sử dụng trong phong cách này.

Với phong cách Art Deco này, sẽ có một số chất liệu mà bạn không thể nào bỏ qua như thép không gỉ, thủy tinh, hay da thú,…. Những chất liệu cực đắt tiền như đá cẩm thạch, gỗ quý,.. chúng được sử dụng như làm tăng thêm vẻ đẹp sa hoa, lộng lẫy cho tổ ấm gia đình bạn.

Bên cạnh đó, Art Deco là phong cách yêu thích sự to lớn vì vậy đừng ngại ngần gì chọn cho mình những đồ nội thất (bộ ghế, tủ, bàn,..) có kích thước lớn và hoành tráng. Đặc biệt đồ nội thất bằng crom hay gỗ quý cũng là sự lựa chọn hàng đầu trong phong cách này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm thấy những chi tiết trang trí nội thất tương tự art deco trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại với những mảng khối lớn, đơn giản nhưng sang trọng.

Cũng như mọi phong cách khác, phụ kiện sẽ là điểm nhấn độc đáo cho mỗi căn phòng. Đối với những người yêu thích phong cách Art Deco thì những phụ kiện cổ từ những năm 1920-1930 rất được ưa chuộng. Một số phụ kiện có thể kể đến như tượng linh vật, tượng nữ thần hay một số biểu tượng mang tính tôn giáo.

Phong cách thiết kế Art Deco- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Art Deco- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Bohemian

Phong cách Bohemian (còn được gọi là Boho hay Boho Chic) bắt nguồn từ cộng đồng người Bohemia (Gypsy), được biết đến khoảng thế kỷ 19, Bohemian được du nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống một cách nhanh chóng, cả trong lĩnh vực thời trang, nghệ thuật cho đến kiến trúc và nội thất.

Nội thất Bohemia phù hợp cho những người yêu thích màu sắc rực rỡ, họa tiết bắt mắt, chất liệu giản đơn. Một không gian Bohemian mộc mạc, phóng khoáng đã tạo nên cơn sốt đối với giới trẻ – những người luôn tìm kiếm sự mới lạ, phá cách.

Phong cách nội thất Bohemian thực sự lộn xộn, nhưng lại lộn xộn trong giới hạn của nó! Và sự phá cách chính là đặc trưng của phong cách này. Nội thất Bohemian đề cao sự Tự Do, thể hiện cá tính cá nhân thay vì chuẩn mực xã hội. Với phong cách Bohemian, mọi người có thể “điên loạn” theo cách của họ.

Đặc trưng của phong cách Bohemian tập chung chủ yếu vào chất liệu và màu sắc nội thất.

– Chất liệu vải mềm được chọn làm vật liệu trang trí chính trong căn phòng Bohemian bởi đây là loại vật liệu tuyệt vời, truyền tải được sự bay bổng, phóng khoáng của những gia chủ yêu phong cách nội thất Bohemian. Chất liệu vải gợi lên nét cổ điển, một chút lãng mạn, chút quyến rũ và một chút cầu kỳ nhưng lại không quá rườm rà, tạo nên một không gian thư thái, dễ chịu.

Màu sắc trong phong cách Bohemian là sự pha trộn của nhiều gam màu, có thể nói đây là hong cách sử dụng các màu sắc trong trang trí đa dạng nhất.

Những vẻ đẹp không thể thiếu trong không gian Bohemian đó là nét lãng mạn cộng thêm chút hoang dã. Đây cũng là những yếu tố không thể thiếu trong một căn phòng mang phong cách nội thất Bohemian. Phong cách này cũng đặc biệt phù hợp với khí hậu mùa hè, thời tiết nắng gió làm cho không gian Bohemian thêm phần rực rỡ và tràn đầy sức sống.

Nội thất Bohemian ưu tiên những họa tiết độc đáo, không gian Bohemian có một chút gì đó Mexico, một chút cổ điển, một chút Á Đông, một chút Vintage,… tuy nhiên, người ta vẫn nhìn thấy trong đó cái tinh thần Bohemian đậm nét. Những họa tiết hoang dã, ngẫu hứng, họa tiết mang tinh thần dân tộc được ưu tiên lựa chọn và trở thành điểm nhấn không thể lẫn ở bất kỳ căn phòng nào.

Những họa tiết dân tộc xuất hiện ở diềm ghế, rèm cửa, diềm ga gối, … tạo điểm nhấn ấn tượng cho căn phòng Bohemian. Bên cạnh đó, những họa tiết kiểu thổ dân cá tính, khỏe khoắn giúp không gian độc đáo và thu hút theo hướng trẻ trung hơn.

Trong căn phòng Bohemian, những bức tranh treo tường thường được sử dụng để tô điểm cho không gian, là một phần không thể thiếu trong phong cách Bohemian. Những bức tranh có kích thước và nội dung đa dạng.

Thiên nhiên dường như có mặt ở mọi ngóc ngách trong căn nhà mang phong cách Bohemian, những loại cây như xương rồng, hoa đá, sen đá sẽ góp phần tạo nên không gian đầy sức sống, cả những loài cây hoang dã được lấy từ trên đồi hay núi cao cũng được đưa vào không gian giúp căn phòng gần gũi với thiên nhiên.

Phong cách thiết kế Bohemian- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Bohemian- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Coastal Style (phong cách ven biển)

Coastal Style (phong cách ven biển) là một phong cách thiết kế nội thất đa dạng. Lấy cảm hứng từ biển cả, mà khởi nguồn của nó là những ngôi nhà ven bờ biển Đại Tây Dương. Biển luôn gợi lên cảm giác về sự yên bình, thanh thản trong mỗi chúng ta.

Phong cách ven biển (Coastal) là một phong cách phóng khoáng mang vẻ đẹp của phong cách cá nhân. Nhẹ nhàng, thân thiện, đầy quyến rũ và đem lại cho chúng ta cảm giác như được nghỉ ngơi, thư giãn giữa sự hỗn loạn, bộn bề của cuộc sống hiện tại. Không có gì khó hiểu khi chúng ta luôn muốn mang cảm giác tuyệt vời đó vào trong không gian sống của mình. Bên cạnh đó, phong cách Coastal chủ yếu được áp dụng trong thiết kế nội thất cho resort, biệt thự…

Cuộc sống ở những vùng ven biển mang đến sự thoải mái, thư thái, không cầu kì. Vì vậy nội thất theo phong cách ven biển này cũng phản ánh tâm trạng đó. Hàng dệt may và vật liệu bề mặt rất đơn giản, tự nhiên và bền. Màu xanh ngọc, xanh biển, trắng, và màu be gợi sự liên tưởng tới những sắc màu của cát và nước biển. Những tín hiệu của đại dương, chẳng hạn như vỏ sò, san hô và các loại sinh vật biển sẽ góp phần tạo nên một không gian ven biển hoàn hảo. Những mô tả trên đã dần trả lời cho câu hỏi không gian Coastal style là gì?

Không gian nội thất tựa không khí biển cả đem đến cảm giác thư thái, bình tĩnh, ấm áp và thân thiện. Bạn sẽ có cảm giác như được tới một ngôi nhà ven biển thực thụ. Giúp làm mờ ranh giới giữa trong nhà với thế giới bên ngoài, thậm chí là loại bỏ nó hoàn toàn. Cửa sổ được bố trí khắp nơi, cho phép ánh nắng tràn ngập khắp không gian. Bố trí thêm rèm cửa, vừa để che nắng những lúc không cần thiết, vừa tạo nên sự mềm mại, duyên dáng cho không gian. Đây chính là nét đẹp của phong cách Coastal style năng động.

Phong cách ven biển với đồ đạc giản dị từ những chiếc ghế bành, ghế sofa êm ái. Bàn cà phê bằng gỗ và ghế đẩu làm từ liễu gai dệt gợi lên sự thư giãn và cảm giác thoải mái. Đối với vải bọc, thường sử dụng vải lanh, vải bông dày, hoặc vải bông chéo. Ngoài ra bạn có thể sử dụng những con sao biển, vỏ ốc, vỏ sò để đưa cảm giác từ bên ngoài vào bên trong nhà.

Vật liệu hữu cơ như cỏ biển, rơm và đay mang lại một sự ấm áp tự nhiên cho nội thất ven biển. Một vài chi tiết như dây thừng, mái chèo, ván lướt sóng, phao bơi,… sẽ là những trang trí độc đáo, tạo nên điểm nhấn cho không gian

Vậy điều có thể mang đến không gian Coastal style? Không có gì quyến rũ và mộc mạc hơn những bức tường ván gỗ khi chúng được sử dụng trong nội thất. Hãy sơn chúng màu trắng, trong phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn… chúng sẽ trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho phong cách ven biển. Thay vì cảm giác tối tăm, tù túng, ngôi nhà ven biển luôn nhẹ nhàng, thoáng đãng và mới mẻ.

Sắc màu của biển, mây, trời được đưa vào nội thất ven biển. Màu trắng là màu sắc đặc trưng của nội thất ven biển, nó lan truyền và khuếch đại ánh sáng. Mang đến sự trong trẻo cho không gian. Màu của những đám mây trắng bông, màu nước ngọc lam lấp lánh, màu cát sáng, hay chút màu gỗ cũ. Tất cả đều bổ trợ tạo nên khung cảnh nên thơ.

Mọi đồ vật trang trí đều tạo điểm nhấn và giúp nổi bật không gian. Một tấm ván lướt sóng có nhiều hình vẽ độc đáo đặt ở góc nhà. Những lọ thủy tinh to nhỏ khác nhau sắp xếp ngẫu hứng đặt trên chiếc tủ gỗ. Những chiếc gối sofa in hình sao biển,hay những chiếc vỏ ốc đủ kích cỡ…

Phong cách thiết kế Coastal style- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Coastal style- Vietkit Home

Phong cách thiết kế nhiệt đới (Tropical style)

Phong cách nhiệt đới (Tropical style) là một phong cách thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ những vùng đất miền nhiệt đới, với màu xanh bất tận của biển, trời, rừng cây nhiệt đới,… Một không gian được thiết kế theo phong cách nhiệt đới sẽ mang bầu không khí yên tĩnh, thanh bình của một hòn đảo thiên đường.

Phong cách này đặc biệt hơn so với những phong cách thiết kế nội thất khác ở điểm là nó sử dụng gam màu xanh lá cây là chủ đạo và đa phần sẽ dùng họa tiết từ thiên nhiên như: lá cọ, lá dừa. Thoải mái, thư giãn, gần gũi là tất cả cung bậc cảm xúc mà phong cách Tropical trong thiết kế nội thất mang đến cho không gian sống của bạn.

Thiết kế nội thất phong cách Tropical thường dùng màu chủ yếu là màu xanh. Màu xanh ở đây là xanh của trời, của biển, của lá, của cây,… Bạn có thể tùy ý phối màu sắc với nhau trong phong cách nhiệt đới, có khi là những màu tươi sáng, nhẹ nhàng, đôi lúc lại là các màu khá đậm, sắc nét.

Hầu hết các chất liệu tạo nên phong cách Tropical trong thiết kế nội thất đều có nguồn gốc tự nhiên, từ tơ lụa, liễu giai, cỏ biển đến mây, gỗ tếch. Những chất liệu này có nhiều tiện ích khi sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao. Khi thiết kế, bạn nên lưu ý một số chi tiết nhỏ để không gian nhiệt đới của bạn được hoàn hảo hơn. Có thể kể đến những chi tiết như: mái chèo, những ngọn đuốc, các loài chim nhiệt đới, loài bò sát, cá hay chỉ đơn thuần là một chiếc võng,…

Phong cách thiết kế Phong cách nhiệt đới- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Phong cách nhiệt đới- Vietkit Home

Phong cách thiết kế colour block

So với các phong cách nội thất khác, Color block ra đời muộn hơn, chỉ mới xuất hiện cách đây gần một thập kỷ. Color block vốn dĩ bắt đầu từ lĩnh vực thời trang, tuy nhiên để bắt kịp xu hướng, các kiến trúc sư đã linh hoạt ứng dụng vào thiết kế nội thất, tạo sự mới lạ cho không gian sống. Tuy còn mới song phong cách này đã tạo được ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, nhất là với giới trẻ.

Hiểu một cách đơn giản, Color block là xu hướng thiết kế sử dụng quy tắc kết hợp từ 2 khối màu trở lên trong cùng một không gian hoặc trên cùng một món đồ, thiết bị nội thất. Thông thường, các khối màu sẽ được sắp xếp đồng màu hoặc đối lập để hỗ trợ và làm nổi bật vẻ đẹp của đường nét nội thất. Phong cách này được đánh giá là lựa chọn tối ưu để kiến tạo không gian sống đậm chất nghệ thuật, thể hiện cá tính cũng như gu thẩm mỹ của gia chủ.

Đúng như tên gọi, đặc trưng cơ bản, xuyên suốt phong cách Color block chính là cách sử dụng các khối màu sắc tương phản để làm nổi bật vẻ đẹp của đường nét nội thất.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của xu hướng thời trang Color block nên phong cách này chú trọng các khối màu, hình học đa sắc, sử dụng theo mảng lớn nhằm tạo ra các nhóm màu rực rỡ tương phản nhau, gây ấn tượng thị giác ngay lập tức và tạo bầu không khí tươi vui, năng động.

Kiến trúc sư thường chọn các gam màu tươi sáng, tương phản mạnh để làm nổi bật đường nét kiến trúc, nội thất hiện đại. Các cặp màu phổ biến gồm vàng tươi – trắng, đỏ – trắng, xanh dương – đen, da cam – đen… Màu sắc được biến tấu theo từng không gian chức năng khác nhau. Lưu ý, bạn nên chọn màu sắc tương phản song không quá chói hoặc làm lu mờ các màu khác.

Trong khi đó, với màu nền, gia chủ tường chọn màu trung tính, dịu mắt để kết hợp hài hòa những gam màu rực rỡ, các khối hình học đa dạng. Trên nền tường màu trung tính, các khối màu đối nghịch nhau càng thêm nổi bật. Tùy sở thích và mục đích cụ thể, bạn có thể đặt các khối màu theo chiều dọc để tạo cảm giác bức tường như cao hơn, giúp gia tăng chiều sâu cho căn phòng. Còn nếu muốn mang đến cảm giác nhà thoáng rộng hơn so với diện tích thực tế, bạn hãy đặt các khối màu theo phương nằm ngang với tác dụng kéo dài tường phòng.

Dễ dàng nhận thấy, ưu điểm lớn nhất của phong cách Color block trong thiết kế nội thất là mang đến không gian sống vui tươi, trẻ trung. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi sự khéo léo của nhà thiết kế trong cách sử dụng và phối kết màu sắc. Nếu không biết cách kết hợp hài hòa thì những gam màu nóng, rực rỡ sẽ gây kích thích thị giác mạnh, tạo cảm giác căng thẳng, mệt mỏi cho các thành viên sống trong nhà.

Khi ứng dụng Color block vào bài trí nhà ở, ngoài những món đồ nội thất chính, gia chủ cũng nên quan tâm tới vật dụng, phụ kiện trang trí bởi chúng ảnh hưởng nhất định tới việc phối màu, định hình phong cách riêng cho ngôi nhà. Căn phòng sẽ trở nên quyến rũ hơn khi bạn phối màu ăn ý cho phụ kiện như thảm trải sàn, rèm cửa sổ, ga gối, khăn trải bàn…

Tùy từng phòng chức năng, bạn hãy tìm cách kết hợp màu sắc hợp lý để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ chung, vừa thể hiện được cá tính của chủ nhân. Ví dụ, phòng khách nên chọn tông sáng thanh lịch, phòng ngủ hợp với màu trầm ấm áp nhưng không quá chói, trong khi màu hồng, đỏ, xanh lá phù hợp với phòng của trẻ…

Phong cách thiết kế Colour block- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Colour block- Vietkit Home

Phong cách thiết kế  Wabi Sabi

Phong cách Wabi Sabi bắt đầu nhen nhóm từ khoảng thế kỷ XII – XIV. Đây là phong cách không hướng con người đến không gian sống hoàn mỹ nhưng giúp họ tìm thấy được hạnh phúc gói gọn trong những vẻ đẹp nguyên sơ, thô vụng. Trong cuộc sống hiện đại, có thể nhận ra triết lý Wabi Sabi hiện diện khá phổ biến trong kiến trúc và thiết kế nội thất. Wabi Sabi thường được kết hợp với các phong cách khác như: Bắc Âu, Đồng quê, Zen (thiền) hay Tối giản.

Wabi Sabi từ chối tất cả những gì tô vẽ, bày biện không cần thiết. Họ sẽ hướng sự tập trung của con người đến những vật dụng thực sự cần thiết, mục đích là để tâm trí không còn bị thao túng bởi vật chất. Đặc biệt, trong phong cách Wabi Sabi thì sẽ đề cao sự bền bỉ và hữu dụng của các đồ vật. Với một ngôi nhà Wabi Sabi tập trung vào công năng thì nên được bày biện đơn giản, mộc mạc và mang vẻ đẹp thô sờn theo thời gian.

Phong cách Wabi Sabi thường sử dụng những vật liệu thô mộc và giữ nguyên bề mặt xù xì, thô ráp. Bên cạnh đó, màu sắc vẫn giữ nguyên ban đầu với các sắc độ không đều, mang đậm màu sắc ngẫu hứng từ tự nhiên. Với kết cấu trong thiết kế Wabi Sabi này được xem là một tiêu chuẩn đặc biệt mà không có phong cách nào có được.

Trong phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi, các màu sắc không có cơ hội để thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của mình mà trái lại còn chìm hẳn. Màu sắc trong phong cách này đều mang đậm vẻ đẹp chân thực nhất với những đường nét vô cùng tự nhiên. Và theo triết lý Wabi Sabi thì màu sắc rõ nét từ thế giới tự nhiên sẽ không làm mất đi nét tương phản hay tính thống nhất để tôn lên được sự nổi bật. Ngoài ra, với màu sắc của phong cách Wabi Sabi sẽ mang lại sự tĩnh lặng, bình yên trong tâm trí và tâm hồn người sử dụng.

Với phong cách Wabi Sabi, loại chất liệu được sử dụng là các chất liệu hữu cơ đến từ tự nhiên. Đặc biệt, phong cách này loại bỏ qua các công đoạn gia công, làm sạch và đánh bóng làm đẹp. Các chất liệu phổ biến ở phong cách nội thất Wabi Sabi bao gồm gỗ mộc, thổ cẩm, đất sét, kim loại thô và đá,… Đây là các chất liệu có thể giúp Wabi Sabi truyền tải được các thông điệp về lịch sử hình thành cũng như chiều dài tiến hóa của xã hội loài người theo thời gian.

Giữa cuộc sống nhộn nhịp như hiện nay thì phong cách Wabi Sabi giống như một liệu pháp tinh thần vô cùng hiệu quả và nó hướng con người tìm thấy sự tĩnh lặng ngay trong chính ngôi nhà của mình. Mặt khác, phong cách Wabi Sabi đang trân trọng những vẻ đẹp chân phương vốn có của tạo hóa và từ đó thể hiện sự tôn trọng đến với thiên nhiên.

Với phong cách Wabi Sabi, triết lý muốn mang đến mọi người chính là phải biết học cách chấp nhận cuộc sống vô thường. Bên cạnh đó, phải biết trân trọng vẻ đẹp vốn dĩ đã không hoàn hảo, vì theo thời gian, vạn vật sẽ thay đổi và tàn phai. Tuy nhiên, sự vun đắp trên sự tàn phai đó chính là cái đẹp đã qua thăng trầm lịch sử và là vật dụng có ích, đóng góp công năng, cái đẹp cho đời.

Hay có thể nói, phong cách nội thất Wabi Sabi chính là vẻ đẹp của tạo hóa và là sự kết tinh của những gì tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, sự thô sơ mộc mạc của Wabi Sabi không hướng đến sự hoàn mỹ mà chỉ giúp họ tìm được hạnh phúc gói gạn trong những vẻ đẹp nguyên sơ vốn có.

Phong cách thiết kế Wabi Sabi- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Wabi Sabi- Vietkit Home

Phong cách thiết kế Minimalism

Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm đối đa số lượng, đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.

Phong cách tối giản trong nội thất vô cùng thịnh hành ở châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới. Phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất khác của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay, và còn lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ.

Tại Châu Á phong cách này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản, bạn có thể tìm thấy phong cách này ở hầu hết công trình tại Nhật, kể cả đương đại lẫn truyền thống.

Kiến trúc của Minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô động, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, nên ánh sáng trở thành yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác.

Phong cách tối giản trong kiến trúc có nội dung và bố cục theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt), có nghĩa là đơn giản tận cùng, đơn giản hết mức có thể.

Trong phong cách Minimalism, những đồ nội thất sẽ được tinh giản hết mức có thể, loại bỏ những thứ không cần thiết, thế nên những đồ vật có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối đa, thay vào đó là những đồ nội thất thông minh, đơn giản, tích hợp nhiều công năng trong 1 sản phẩm.

Từ việc xây nhà đến việc dùng nội thất thì tất cả phải đều hạn chế về màu sắc. Không nên sử dụng quá 4 màu trong cùng 1 một phối cảnh, tốt nhất chỉ nên sử dụng 3 màu: 1 màu nền, một màu chủ đạo và 1 màu nhấn.

Trong đó những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho đồ nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng khi được kết hợp với sự tối giản về đường nét, sẽ khiến cho phong cách Minimalism trở nên trang nhã và tinh tế hơn.

Minimalism không chỉ là một phong cách thiết kế, nó còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân một cách rõ nét. Với mật độ dân số ngày càng đông, một khối lượng công việc khủng khiếp mà những bạn trẻ phải đối mặt thì một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng chính là điều mà mọi người đang hướng tới.

“Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản”

Phong cách thiết kế Tối giảm- Vietkit Home
Phong cách thiết kế Tối giảm- Vietkit Home

Theo:Lương Hoàng Nguyên

Có thể bạn quan tâm đến các loại tủ bếp công nghiệp đang hot nhất hiện nay.

TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
– Tủ Bếp Picomat
– Tủ Bếp Acrylic
– Tủ Bếp Laminate
– Tủ Bếp Melamine
– Tủ Bếp Gỗ Veneer
– Tủ Bếp Gỗ An Cường

Lý do chọn Nội Thất Vietkit Home

  1. Miễn phí tư vấn, khảo sát và thiết kế 3D.
  2. Thi công trọn gói từ thiết kế đến lắp đặt hoàn thiện.
  3. Xưởng Nội Thất hơn 15 năm kinh nghiệm.
  4. Giá thành tốt nhất, luôn có chương trình khuyến mại.
  5. Nhân viên tư vấn nhiệt tình, am hiểu về nội thất và chuyên nghiệp.
  6. Bảo hành 24 tháng và đổi trả ngay khi gặp lỗi do sản xuất.
  7. Cam kết 100% khách hàng hài lòng.

QUY TRÌNH LÀM #NỘI_THẤT_VIETKIT_HOME

Với 04 Bước đơn giản

  1. Liên hệ đặt lịch hẹn tư vấn tại nhà
  2. Thiết kế 3D, thiết kế sản xuất
  3. Chốt bản vẽ, ký hợp đồng
  4. Sản xuất, lắp đặt, bàn giao sản phẩm

——————-

? Liên hệ để được tư vấn

?VIETKIT HOME?

“Làm đẹp ngôi nhà của bạn”

? Văn Phòng Sales: 23/193 Phố Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

? Xưởng sản xuất: Phú An, Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Nội

? E-mail: vietkithome@gmail.com

☎Hotline tư vấn 24/7: 0865.283.168 – 0865.283.168

www.vietkithome.vn

#vietkithome #noithatvietkithome #donvithicongtubepuytintaihanoi #thicongtubepgiare #noithattubep #noithatphongkhach #noithatnhadep #noithatketivi #noithatghesofa #noithatturuou #noithattugiay #noithatuytintaihanoi

Bài viết Liên Quan

Trả lời